HIỆN TRẠNG NHẬP KHẨU THAN CỦA VIỆT NAM
Bắt đầu từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng với khối lượng nhập khẩu than ngày càng tăng, đặc biệt từ các nước có tiềm năng phong phú các loại than lò hơi (than bitum, á bitum), phù hợp với các nhà máy nhiệt điện như: Indonesia, Australia và LB Nga.
NĂM | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 (7 THÁNG) |
---|---|---|---|---|---|---|
Sản lượng than nhập | 6.900 | 13.200 | 14.500 | 22.850 | 43.800 | 33.900 |
Từ Indonesia | 1.915 | 2.946 | 6.144 | – | 7.300 | 9.800 |
Từ Australia | 1.441 | 3.961 | 3.768 | – | 7.030 | 10.800 |
Từ LB Nga | 1.400 | 3.687 | 2.401 | – | 3.680 | 4.350 |
Sản lượng than nhập khẩu của Việt Nam (nghìn tấn) giai đoạn 2015 – 2020
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/7 đạt hơn 33,9 triệu tấn, tổng kim ngạch hơn 2,4 tỷ USD.
Nếu duy trì mức bình quân 5,2 triệu tấn/tháng như từ đầu năm, sản lượng than nhập khẩu cả năm 2020 sẽ vào khoảng 62 triệu tấn, vượt hơn 20 triệu tấn so với dự tính là từ 36,4 – 39,4 triệu tấn.
So với cùng kỳ năm 2019, lượng than nhập khẩu tăng mạnh tới hơn 11 triệu tấn, tương đương tăng 49,2%, trong khi kim ngạch chỉ tăng khoảng 245 triệu USD, tương đương tăng hơn 11%.
Trước đó, trong năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu gần 43,8 triệu tấn than, tăng tới 91,5% so với năm 2018.
QUY HOẠCH VÀ DỰ BÁO NGÀNH THAN ĐÁ
Theo Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than của cả nước trong năm nay lên đến 86,4 triệu tấn. Trong đó, sản lượng dành cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn; xi măng: 6,2 triệu tấn; phân bón, hóa chất: 5 triệu tấn; luyện kim: 5,3 triệu tấn; các đối tượng khác: 5,8 triệu tấn.
Cũng tại Quy hoạch này, sản lượng khai thác than trong nước năm nay chỉ ước tính đạt từ 47 – 50 triệu tấn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu, trong năm 2020, Việt Nam phải nhập khẩu từ 36,4 – 39,4 triệu tấn than.
Theo dự báo, đến năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam tương đương khoảng 65,65 triệu TOE, bình quân đầu người khoảng 0,63 TOE/người (tương ứng với dân số dự báo là 104 triệu người).
So với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước trong khu vực thì vẫn còn thấp hơn nhiều – nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than.
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU THAN TIỀM NĂNG
Khai thác Than trong hầm tàu
Hiện nay, 3 thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam là Australia, Indonesia và Nga.
Theo đó, cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 6, Australia đã vượt Indonesia để trở thành nhà cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam với sản lượng hơn 10,8 triệu tấn, tổng kim ngạch gần 935 triệu USD, tăng 3,77 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch tăng 140 triệu USD.
Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu từ Indonesia là hơn 9,8 triệu tấn, kim ngạch 842 triệu USD, tăng hơn 2,5 triệu tấn, nhưng kim ngạch chỉ tăng khoảng 22 triệu USD so với cùng kỳ.
Thị trường Nga đạt gần 4,35 triệu tấn, kim ngạch gần 353 triệu USD, tăng hơn 670.000 tấn, kim ngạch tăng khoảng 28 triệu USD.
Dưới đây là những nghiên cứu, nhận định về 3 thị trường tiềm năng này đối với quy hoạch nhập khẩu than của Việt Nam:
INDONESIA
Jety ở Indonesia
Indonesia là nước có tiềm năng tài nguyên trữ lượng than và cũng là nước sản xuất than lớn nhất Đông Nam Á. Hiện nay tổng trữ lượng than của Indonesia là 22.598 triệu tấn, trong đó 15.068 triệu tấn than anthracite và bitum, 7.530 triệu tấn than á bitum và lignite, chiếm 2,2% trữ lượng than thế giới và chiếm 5,3% trữ lượng than khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Than á bitum và bitum của Indonesia rất phù hợp với các dự án nhiệt điện than mới của Việt Nam (từ khu vực miền Trung trở vào phía Nam). Trong những năm gần đây xuất khẩu than năng lượng của nước này tăng mạnh với giá thấp hơn so với than của Australia có cùng nhiệt trị, nên việc nhập khẩu than từ Indonesia để phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy điện có tính khả thi kinh tế cao hơn so với nhập khẩu than từ thị trường khác.
ÚC / AUSTRALIA
Than là nguồn năng lượng lớn nhất ở Australia. Tổng trữ lượng than của Australia tính đến cuối năm 2017 là 144.818 triệu tấn, chiếm 14% tổng trữ lượng than và đứng thứ 3 thế giới, trong đó 68.310 triệu tấn than anthacite và bitum (gọi chung than đen) và 76.508 triệu tấn than ábitum và lignite (gọi chung than nâu). Than đen có cả than năng lượng và than dùng cho luyện kim. Với sản lượng than năm 2017 thì trữ lượng than của Australia có thể khai thác trong 301 năm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành than, việc nhập khẩu than từ Australia Việt Nam có một số thuận lợi cơ bản sau:
1) Tài nguyên than ở Australia rất dồi dào, chất lượng tốt; Chính phủ Australia khuyến khích các nhà đầu tư khai thác than.
2) Các công ty, tập đoàn nước ngoài chủ yếu từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan đã đầu tư khai thác các mỏ trong đó có than tại Australia từ rất lâu.
3) Đối với Việt Nam cách thức thuận lợi nhất để đầu tư khai thác than tại Australia là mua cổ phần của các công ty đã có sẵn.
4) Tổ chức khai thác theo phương thức chủ mỏ – nhà thầu, trong đó, chủ mỏ quản lý, kiểm soát các hoạt động của nhà thầu và tiêu thụ sản phẩm.
LIÊN BANG NGA
Theo BP 2018, tổng trữ lượng than của Nga là 160.364 triệu tấn, chiếm 15,5% trữ lượng than thế giới (đứng sau Mỹ với tổng trữ lượng là 250.916 triệu tấn), trong đó than anthacite và bitum 69.634 triệu tấn và than ábitum và than lignise là 90.730 triệu tấn. Với mức sản lượng năm 2017 có thể khai thác trong vòng 391 năm. Trên thế giới, Nga là nước xuất khẩu than đứng thứ 3, chỉ sau Inđônêxia và Australia. Năm 2017, than xuất khẩu mang về cho Nga 13,5 tỉ đô la Mỹ.
Việt Nam với LB Nga có quan hệ truyền thống lâu đời, điều kiện chính trị thuận lợi, công nghệ khai thác mỏ tương đồng, vì vậy, việc hợp tác khai thác than tại bể than Đonbass thuộc Liên Bang Nga là định hướng quan trọng trong việc thu xếp nguồn than nhập khẩu trong dài hạn.
Ngoài ra, trên thực tế, các nhà xuất khẩu than của Nga thường dễ chấp nhận phương thức bán theo giá CIF, thuận lợi cho phía mua ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam tăng cao, mà nguồn nhập chủ yếu vẫn đang tập trung vào một số nước như: Indonesia, Australia, Nga… Vì vậy, Việt Nam cần có chiến lược cụ thể đối với việc nhập khẩu than như mở rộng thị trường nhập khẩu, dự báo về giá thành, giá bán than trong nước, giá than nhập khẩu để có những thay đổi cần thiết khi giá than nhập khẩu tăng cao.
Cần thiết sớm nghiên cứu các yếu tố về hợp tác quốc tế, tính ổn định chính trị, thị trường truyền thống… để xem xét việc đầu tư vào một vài mỏ than ở nước ngoài (liên doanh với chủ mỏ nước sở tại), nhằm tăng tính chủ động về nhập khẩu than trong trung và dài hạn.
- Than đá có mấy loại? (14.08.2022)
- Than đá chia ra làm 3 Hình thù (14.08.2022)
- Than đá biền bắc và sự lưu trữ (14.08.2022)
- Indonesia sẽ tăng sản lượng than đá năm 2022 (24.07.2022)
- Áp lực từ Trung Quốc làm giá than tăng cao (14.04.2021)
- Than đá được hình thành như thế nào? (14.04.2021)
- Mua than đá và công tác quản lý, kinh doanh than cung cấp cho thị trường (13.04.2021)
- Tìm hiểu ngay thị trường than đá nhập khẩu của Việt Nam 2021 (13.04.2021)
- HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN BIỆT THAN ĐÁ (03.12.2020)
- Than nướng không khói là gì (10.11.2020)
- Indonesia – sản lượng xuất khẩu than đạt 75% mục tiêu 2020 (12.10.2020)
- than đá giá rẻ (11.10.2020)
- THAN ĐÁ ĐỒNG NAI (01.10.2020)
- Than Úc và công nghệ rửa than sạch hàng đầu thế giới (30.09.2020)
- Top 3 quốc gia được lựa chọn là nơi mua than đá uy tín trên thế giới (30.09.2020)
- Mua than đá nhập khẩu, triển vọng cung cấp than chất lượng cho thị trường tiêu dùng Việt (21.09.2020)
- Viễn cảnh thế giới (21.09.2020)
- Phí khí thải và thuế bảo vệ môi trường: Những điều không ổn (21.09.2020)
- PHƯƠNG PHÁP MỚI BIẾN KHÍ CO2 THÀNH THAN Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG (21.09.2020)